Hạt kê có mấy loại? Làm thế nào để phân biệt?

Ngày đăng25/03/2025
33Lượt xem
Nguồn tinLý Phong
0
Hạt kê có mấy loại? Hạt kê là một trong những loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, nguyên liệu quen thuộc trong các công thức ăn uống giàu dưỡng chất và lành mạnh. Hạt kê phổ biến có màu vàng sáng và hạt nhỏ. Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có một loại hạt kê duy nhất. Thực tế, tại Việt Nam có 2 loại phổ biến là hạt kê nếp và hạt kê tẻ. 
Đọc đến cuối bài viết này của Lý Phong để tìm hiểu chi tiết về 2 loại hạt kê và cách nhận biết của chúng nhé!

Hạt kê có mấy loại?

Hạt kê tuy xuất hiện nhiều trong các siêu thị và chợ truyền thống, nhưng hiếm người biết chúng có 2 loại khác nhau là hạt kê tẻ và hạt kê nếp. Về kích thước 2 loại hạt kê này tương tự nhau. Hình dạng hơi tròn và nhỏ hơn so với các loại ngũ cốc khác. Tuy nhiên, hạt kê nếp lại bóng và mềm hơn hạt kê tẻ. Ngoài đặc điểm này, chúng còn khác nhau về màu sắc, mùi vị và cách ứng dụng. Lý Phong sẽ phân tích rõ hơn trong mục nhận biết ngay sau đây.

Hạt kê có 2 loại là là hạt kê nếp và hạt kê tẻ

Cách nhận biết hạt kê tẻ và hạt kê nếp

Có 3 điểm lớn bạn cần chú ý khi phân biệt hạt kê tẻ và hạt kê nếp là màu sắc, độ dẻo và mùi vị khi nấu.

1/ Màu sắc

Khi quan sát bằng mắt thường, hạt kê nếp sẽ có màu vàng đậm và trông bóng hơn hạt kê tẻ. Khi chạm vào hạt kê tẻ sẽ cảm nhận độ sần sùi, rám tay trong khi hạt kê nếp lại khá mềm, bóp nhẹ có thể vỡ.

Độ đậm nhạt của 2 loại hạt kê khác nhau

2/ Dựa vào độ dẻo khi nấu

Khi nấu chín, hạt kê tẻ tơi xốp, rời rạc và không dẻo. Còn hạt kê vàng lại dính lại với nhau, rất dẻo trông như gạo nếp truyền thống. Với kết cấu này, hạt kê tẻ thường dùng để xay bột và nấu cháo, còn hạt kê nếp thì nấu xôi, làm bánh và nấu chè.
Một mẹo phân biệt khác là khi nấu chín, bạn xem hạt nào nở ra nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng và dễ tơi ra thì đó hạt nếp tẻ. Hạt kê vàng sẽ mềm, dẻo và dính vào nhau nguyên khối.

Hạt kê nếp dẻo hơn hạt kê tẻ

3/ Dựa vào mùi vị

Mùi vị của hạt kê cũng là một đặc điểm giúp nhận biết các loại hạt kê:
  • Hạt kê tẻ sẽ có mùi thơm nhẹ, vị bùi, không quá ngọt. Khi ăn sống, hạt kê tẻ có vị nhạt hơn so với kê nếp. 
  • Hạt kê nếp có mùi thơm hơn, hậu vị ngọt dịu. Khi nấu chín, hương thơm của kê nếp lan tỏa mạnh hơn, tạo cảm giác hấp dẫn hơn trong các món chè, xôi.
Mẹo kiểm tra hạt kê khi đi mua là nhai thử một vài hạt kê sống. Nếu cảm nhận thấy vị bùi nhẹ nhưng không ngọt, đó là kê tẻ. Nếu có vị ngọt dịu kèm theo độ thơm đặc trưng, đó là kê nếp.
Hạt kê nếp dậy mùi hơn khi nấu

Những công dụng tuyệt vời của hạt kê

Hạt kê nếp và hạt kê tẻ chỉ khác nhau về đặc điểm cấu tạo và hương vị, nhưng chúng lại tương tự về công dụng. Nhờ hàm lượng cao chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất, hạt kê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể:
  • Hỗ trợ tiêu hoá và ngăn ngừa táo bón: Hạt kê giàu chất xơ, hệ tiêu hoá rất thích điều này. Chất xơ là thành phần có đóng góp quan trong việc sản sinh ra vi khuẩn có lợi giúp cân bằng đường ruột. Từ đó tham gia giải quyết các vấn đề không mong muốn xảy ra bên trong đường ruột.
  • Cung cấp protein và tăng cường cơ bắp: Protein là thành phần chính xây dựng mô cơ hiệu quả cho người tập luyện thể thao thường xuyên.
  • Bảo vệ tim mạch và giảm cholesterol: Hạt kê có chứa chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan, giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL). Đồng thời, magie và kali sẽ giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch.
  • Bên cạnh 3 công dụng nổi trội này, hạt kê còn bổ sung canxi tối ưu cho cơ thể và giúp giữ dáng, giảm cân hiệu quả. 
Cả 2 loại hạt kê có công dụng tương tự nhau

Ứng dụng của các loại hạt kê trong chế biến

Với đặc điểm về hương vị và kết cấu khi nấu chín. Hạt kê nếp và hạt kê tẻ cũng được dùng để nấu các món khác nhau. Nếu hạt kê tẻ tơi xốp ổn định được dùng làm bột, nấu cháo thì hạt kê nếp thích hợp để nấu xôi, chè… Sau đây, Lý Phong sẽ hướng dẫn cách nấu 2 món ăn phổ biến nhất của hạt kê tẻ và hạt kê nếp.

1/ Hạt kê tẻ nấu cháo

Hạt kê tẻ nấu cháo - một món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa và cực kỳ tốt cho sức khỏe
Nguyên liệu: 
  • Hạt kê tẻ: 100g
  • Nước lọc: 1 lít
  • Nấm hương hoặc nấm rơm: 50g (giúp cháo có vị ngọt tự nhiên)
  • Cà rốt: 1 củ nhỏ (tăng màu sắc và vị ngọt)
  • Hành lá, rau mùi: 1 ít (tăng hương thơm)
  • Gia vị chay: Muối, hạt nêm chay, tiêu xay, dầu ăn
Sơ chế nguyên liệu:
  • Vo sạch hạt kê và ngâm khoảng 30 phút trước khi nấu.
  • Cà rốt và các loại nấm: rửa sạch, cắt hạt lựu.
  • Hành lá và rau mùi: rửa sạch, cắt nhỏ để sẵn.
Nấu cháo:
  • Đun sôi 1 lít nước trong nồi, sau đó cho hạt kê và cà rốt vào khuấy đều.
  • Hạ nhỏ lửa và ninh cháo trong 30 – 40 phút, thỉnh thoảng khuấy để tránh bị dính đáy nồi.
  • Khi cháo bắt đầu mềm cho các loại nấm vào nấu cùng.
  • Tiếp tục ninh thêm 15 – 20 phút cho rau củ chín nhừ và hòa quyện vào cháo.
  • Khi cháo đã mềm đều, bạn hãy nêm nếm cho vừa với khẩu vị và nhắc xuống bếp.
  • Cuối cùng là múc cháo ra bát và cho thêm hành lá, rau mùi lên trên rồi thưởng thức. 
Cháo hạt kê tẻ là món ăn bổ dưỡng và thanh đạm. Đây là món ăn lý tưởng cho những ngày bạn muốn thay đổi khẩu vị hoặc cần một món cháo nhẹ nhàng, dễ tiêu.
Hạt kê tẻ nấu cháo

2/ Hạt kê nếp nấu chè

Chè hạt kê nếp - Món ăn dân dã, có vị thơm ngon, bùi bùi và độ dẻo đặc trưng của hạt kê nếp.
Nguyên liệu:
  • Hạt kê nếp: 200g
  • Đậu xanh tách vỏ: 100g (có hoặc không đều được)
  • Đường phèn: 100- 150g tuỳ khẩu vị
  • Nước cốt dừa: 150ml (tạo vị béo)
  • Nước lọc: 1,5 lít
  • Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ (tạo hương thơm, làm ấm bụng)
Sơ chế nguyên liệu:
  • Hạt kê nếp: Vo sạch cho đến khi nước trong, ngâm khoảng 30 phút trước khi nấu.
  • Đậu xanh: Cũng rửa sạch và ngâm khoảng 1 tiếng để nấu nhanh mềm hơn.
  • Gừng: Nạo sạch vỏ, giã dập hoặc vắt lấy nước.
Cách nấu:
  • Đun 1,5 lít nước trong nồi, khi nước sôi thì cho đậu xanh vào.
  • Nấu ở lửa vừa khoảng 15 – 20 phút, khuấy nhẹ để đậu không bị dính đáy nồi.
  • Khi đậu xanh bắt đầu mềm, vớt bọt để nước chè trong hơn.
  • Khi đậu xanh đã chín mềm, cho hạt kê nếp đã ngâm vào nồi.
  • Khuấy đều và tiếp tục nấu thêm 15 – 20 phút đến khi hạt kê nở bung, chè sánh lại.
  • Thêm gừng thái sợi và khuấy đều.
  • Khi chè đã đạt độ sánh mong muốn, cho đường phèn hoặc đường cát vào, khuấy nhẹ cho đường tan đều.
  • Tiếp tục nấu 5 phút nữa để đường ngấm vào chè.
  • Cuối cùng, cho nước cốt dừa rồi đảo nhẹ và tắt bếp.
Món chè này thích hợp ăn nóng hoặc cho vào tủ lạnh để mát hơn, đừng cho trực tiếp đá vào sẽ mất độ sánh dẻo của chè. Chè hạt kê vàng ăn vào ngày nóng giúp thanh nhiệt hiệu quả.
Nếu bạn thường xuyên nấu chè và cháo thì nay có thể đổi thành phần chính là nếp và gạo qua hạt kê lứt để đổi món cho gia đình nè. Lý Phong đang có sẵn hạt kê lứt (millet) trong website với giá chỉ 130.000 vnđ/túi 500gr. Đây là dòng kê lứt hữu cơ đã được Lý Phong tuyển chọn kỹ lưỡng. Đảm bảo không có chứa thuốc trừ sâu và hoá học trong quá trình trồng trọt. Vào website đặt hàng trực tiếp hoặc liên hệ qua hotline 093.2186.600 để được tư vấn trước khi đặt hàng.
Hạt kê lứt nhà Lý PhongKết luận
Quay trở lại trả lời cho câu hỏi ở đầu bài: “Hạt kê có mấy loại” thì có 2 loại là hạt kê nếp và hạt kê tẻ. 2 loại này sẽ khác nhau về màu sắc, lần lượt là vàng đậm và vàng nhạt. Sau đó là mùi vị và kết cấu khi nấu chín. Hy vọng bài viết này của Lý Phong đã giúp bạn phân biệt được hạt kê nếp và hạt kê tẻ. 
Tags
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng