Ngưu báng tốt cho tiêu hóa không? Có nên dùng thường xuyên

Ngày đăng05/04/2025
14Lượt xem
Nguồn tinLý Phong
0
Trong hành trình chữa lành cơ thể bằng tự nhiên, ngưu báng được sử dụng như một dược liệu quý hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng ngưu báng thường xuyên có thực sự tốt cho cơ thể không? Đây cũng là “câu hỏi” mà rất nhiều người thắc mắc khi dùng ngưu báng chế biến món ăn hằng ngày. Để có câu trả lời chi tiết nhất, Lý Phong đã tổng hợp và phân tích trong bài viết này, bạn xem bên dưới nhé!

Vai trò của ngưu báng với hệ tiêu hoá

Trong thực dưỡng Ohsawa, ngưu báng là thực phẩm có khả năng dương hóa cơ thể, thanh lọc sâu và hỗ trợ hệ tiêu hoá tự nhiên. Khi phân tích theo khoa học, ngưu báng chứa 2 hợp chất inulin và polyphenol cần thiết nuôi dưỡng hệ tiêu hoá luôn ổn định, đảm bảo quá trình tiêu hoá và trao đổi chất diễn ra thuận lợi nhất.

Quan điểm thực dưỡng - làm ấm tỳ vị, nuôi dưỡng gan thận

Từ góc nhìn của thực dưỡng, thực phẩm mọc càng sâu bên trong lòng đất sẽ mang năng lượng dương càng cao, có khả năng kéo cơ thể ra khỏi trạng thái âm thịnh. Làm ấm hệ tiêu hóa và bổ trợ chức năng của các tạng phủ như gan, tỳ và thận – ba cơ quan liên quan trực tiếp đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể.
Nếu cơ thể đang bị âm hoá do ăn nhiều thực phẩm công nghiệp (nhiều đường, lạnh, chất bảo quản), ngưu báng sẽ đóng vai trò “điều hòa” đưa cơ thể trở về quân bình. Việc dùng ngưu báng đều đặn trong các món ăn như canh củ ngưu bàng – củ cải – cà rốt, ngưu báng xào tương miso hoặc trà ngưu báng nhẹ còn giúp hệ tiêu hóa làm việc ổn định hơn, giảm các biểu hiện như đầy bụng, ợ hơi, tiêu hóa chậm, cảm giác nặng nề sau bữa ăn...
Ngưu báng giúp làm ấm tỳ vị và nuôi dưỡng gan thận

Chất inulin - dưỡng chất vàng cho hệ vi sinh đường ruột

Ngưu báng có phần rễ dài, chắc và nhiều sợi nên có hàm lượng chất xơ cao hơn các loại củ thông thường. Đặc biệt, inulin trong chất xơ là một prebiotic tự nhiên, không bị tiêu hóa bởi dạ dày và ruột non mà đi thẳng xuống đại tràng. Tại đại tràng, inulin có chức năng nuôi dưỡng các lợi khuẩn đường ruột như Bifidobacteria và Lactobacillus. Điều này không chỉ giúp ngưu báng hỗ trợ tiêu hóa mà còn góp phần quan trọng vào việc cân bằng hệ vi sinh ruột, tăng khả năng miễn dịch tại đường tiêu hóa và hỗ trợ thải độc qua phân...
Ngưu bán tốt cho đường ruột

Polyphenol chống oxy hóa – giảm viêm niêm mạc ruột

Ngoài inulin, ngưu báng còn chứa hợp chất polyphenol chống oxy hoá. Hợp chất này có khả năng trung hòa gốc tự do và giảm viêm ở niêm mạc đường tiêu hoá. Đây là yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ viêm đại tràng, hội chứng kích thích cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá do ăn uống không đúng cách.
Xem thêm: Tác dụng của ngưu báng trong thải độc cơ thể

Có nên dùng ngưu báng thường xuyên không? 

Với các công dụng tốt cho hệ tiêu hoá như trên, vậy câu hỏi đặt ra - liệu có nên dùng ngưu báng thường xuyên không? Câu trả lời của Lý Phong là có, nhưng bạn hãy dùng đúng cách, liều lượng phù hợp và lắng nghe cơ thể. 
  • Với người bình thường, có thể dùng ngưu bàng 3–5 lần mỗi tuần, xen kẽ giữa trà, canh hoặc món xào.
  • Với người cần thải độc, điều chỉnh tiêu hóa hoặc đang hồi phục sau thời gian ăn uống mất cân bằng, có thể dùng liên tục 5–7 ngày, sau đó nghỉ 2–3 ngày để cơ thể tự tái lập.
  • Với người có thể trạng quá yếu hoặc ăn theo cách số 7 chỉ nên uống trà ngưu báng loãng để tránh tình trạng cơ thể quá dương. 
Khi dùng đúng cách và đúng liều lượng, ngưu báng không chỉ là món ăn mà còn là liệu pháp hỗ trợ tiêu hoá tự nhiên, nuôi dưỡng hệ vi sinh, cải thiện khả năng thải độc và mang lại cảm giác nhẹ nhàng từ bên trong.
Tuỳ vào thể trạng và mục đích để dùng ngưu báng

Lời khuyên khi sử dụng ngưu báng

Do tính dương mạnh, ngưu báng khi dùng quá liều có thể khiến cơ thể trở nên quá khô, gây táo bón nhẹ, mất nước hoặc làm tiêu hao năng lượng nếu cơ địa vốn đã dương suy hoặc quá yếu. Những người có thể trạng gầy yếu, huyết áp thấp, dễ lạnh tay chân, dễ mệt mỏi hoặc hệ tiêu hóa vốn đã quá nhạy cảm nên sử dụng ngưu báng theo chu kỳ ngắn (5–7 ngày), sau đó nghỉ vài ngày để cơ thể điều chỉnh. 
Ngoài ra, cách chế biến cũng ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của ngưu báng với tiêu hóa. Ngưu báng nên được nấu chín kỹ, kết hợp với các nguyên liệu ấm, dương như tương miso, dầu mè, gừng hoặc mơ muối để giảm tính khô và tăng khả năng hấp thụ.
Một cách khác để sử dụng ngưu báng thường xuyên cho người có cơ thể yếu là dùng bột nêm quân bình của Lý Phong trong các bữa ăn hàng ngày. Bột nêm quân bình là gia vị đã được cân bằng âm - dương nhờ các thành phần tự nhiên như muối biển Đề Gi, đường vàng, sâm dây Ngọc Linh, cà rốt, củ cải trắng… đã chia theo tỷ lệ phù hợp. Vì vậy, khi dùng bột nêm quân bình có thể đảm bảo tốt cho đường ruột nhưng không gây ra thay đổi năng lượng bên trong. 
Ngoài ra, bột nêm quân bình là gia vị được thực dưỡng khuyến khích sử dụng, có thể thay thế bột nêm công nghiệp chứa phụ gia mang tính âm cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Gia vị này của Lý Phong còn phù hợp ăn chay, ăn lành mạnh và dễ dàng nêm nếm cho món xào, món canh…
Sử dụng bột nêm quân bình Lý Phong có chứa ngưu báng
Xem thêm: Nguyên liệu sản xuất bột nêm quân bình Lý Phong có gì đặc biệt?

Top 4 cách chế biến ngưu báng tốt nhất

Để ngưu báng phát huy tối đa hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa, điều quan trọng không chỉ nằm ở việc lựa chọn nguyên liệu chất lượng mà còn ở cách chế biến phù hợp với thể trạng và mục đích sử dụng.

1. Trà ngưu báng

Một trong những cách đơn giản nhất để sử dụng ngưu báng mỗi ngày, phù hợp với người có hệ tiêu hóa yếu hay đầy hơi, tiêu chậm hoặc nóng gan.
Nguyên liệu:
  • 10–15g ngưu bàng khô (hoặc tươi thái lát)
  • 500–700ml nước
Cách nấu:
Cho ngưu bàng vào nước, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu 15–20 phút. Uống nóng sau khi ngủ dậy hoặc sau bữa ăn.
Trà ngưu báng - Có thể cho thêm đường tự nhiên để dễ uống hơn

2. Canh ngưu báng – củ cải – cà rốt

Là món ăn điển hình trong thực dưỡng Ohsawa để hỗ trợ quá trình thải độc qua tiêu hóa. Bộ ba rễ củ này giúp trung hòa năng lượng âm dư thừa trong cơ thể, đồng thời làm sạch hệ ruột, hỗ trợ nhu động và điều chỉnh độ pH của hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu:
  • 1 khúc ngưu bàng (10–15cm)
  • 1/2 củ cải trắng
  • 1 củ cà rốt
  • Muối biển thiên nhiên
Cách nấu:
Rửa sạch, thái lát các loại củ. Hầm cùng 1 lít nước trong 30–40 phút. Nêm nhẹ bằng muối. Ăn nóng, nhai kỹ.

3. Ngưu báng xào tương miso

Là lựa chọn lý tưởng cho người thường xuyên lạnh bụng, tiêu hóa chậm hoặc mới hồi phục sau bệnh. Xào ngưu báng với dầu mè, tương miso giúp làm ấm đường ruột, kích thích tiết dịch tiêu hóa và phục hồi khả năng hấp thụ của ruột non.
Nguyên liệu:
  • 1 khúc ngưu báng dài khoảng 17cm.
  • 1 thìa cà phê tương miso
  • Dầu mè, nước lọc 
Cách nấu:
Thái sợi ngưu bàng, xào với dầu mè. Thêm một ít nước và tương miso. Xào đến khi mềm, có thể ăn kèm cơm gạo lứt.

4. Ngưu báng xào cà rốt

Ngưu bàng xào cà rốt giúp làm ấm tỳ vị, hỗ trợ tiêu hóa và thải độc qua đường ruột. Món ăn này còn giúp dương hóa nhẹ nhàng, hỗ trợ lưu thông khí huyết và làm sạch máu một cách tự nhiên.
Nguyên liệu chuẩn bị:
  • 1 khúc ngưu báng tươi khoảng 17cm
  • 1 củ cà rốt
  • Bột nêm quân bình Lý Phong
  • Nước tương tamari
Cách thực hiện:
Thái lát ngưu báng với cà rốt thành miếng vừa ăn, xào đến khi mềm thì cho nước tương và bột nêm quân bình vào nêm nếm vừa ăn. Bạn có thể thay nước tương tamari thành muối biển Đề Gi để tăng độ đậm đà cho món ăn. 
Ngưu báng xào cà rốt
Cuối cùng, ngưu báng thực sự tốt cho hệ tiêu hoá nếu bạn sử dụng đúng liều lượng và cách chế biến phù hợp với cơ thể. Ngoài ra, giữa những lựa chọn thực phẩm công nghiệp và các giải pháp nhanh nhưng tiềm ẩn rủi ro cho sức khoẻ về lâu dài, việc sử dụng gia vị có chứa ngưu báng cũng là cách bảo vệ cho bản thân và gia đình trong từng bữa cơm. Nếu bạn muốn sử dụng bột nêm quân bình của Lý Phong hãy liên hệ ngay qua hotline 093.2186.600 hoặc mua trực tiếp tại website lyphong.vn.
Tags
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng