Gạo lứt nảy mầm: Bí quyết dinh dưỡng của bánh mầm năng lượng

Ngày đăng04/04/2025
16Lượt xem
Nguồn tinLý Phong
0
Gạo lứt nảy mầm là một loại tinh bột chứa hàm lượng protein, vitamin và khoáng chất phong phú, với lợi ích nổi bật là hỗ trợ tiêu hoá và giảm cân lành mạnh. Nếu bạn đang tìm kiếm thực phẩm thay thế cho gạo trắng trong bữa ăn hàng ngày thì gạo lứt nảy mầm là gợi ý tuyệt vời. Ngoài giá trị dinh dưỡng đa dạng, gạo lứt nảy mầm này còn có những ưu điểm nào hấp dẫn? Cùng Lý Phong tìm hiểu ngay trong bài nhé.

Những thành phần dinh dưỡng chính có trong gạo lứt nảy mầm

1/ Protein

Gạo lứt nảy mầm được được làm ra từ gạo lứt - một loại gạo còn giữ lại lớp vỏ cám bên ngoài nên chứa hàm lượng protein dồi dào hơn gạo trắng. Protein đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào, hỗ trợ hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng bền vững trong suốt cả ngày dài. Nhờ vậy, giảm thiểu tình trạng uể oải và mệt mỏi cả ngày dài.
Đặc biệt, gạo lứt nảy mầm qua trải qua điều kiện ủ lí tưởng trong thời gian dài nên protein rất dễ hấp thụ. So với các nguồn protein khác, gạo lứt nảy mầm nhẹ nhàng với dạ dày và không gây cảm giác nặng nề sau bữa ăn.

2/ Vitamin và khoáng chất

Chưa dừng lại ở protein, gạo lứt nảy mầm còn là kho báu của vitamin và khoáng chất thiết yếu. Vitamin nhóm B như B1, B2, B6 và folate giúp cải thiện chức năng não bộ và tăng cường sự tập trung. Các nhóm vitamin này cũng giúp duy làn da khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hoá và mang đến tinh thần thoải mái, tràn đầy sức sống. 
Gạo lứt nảy mầm còn là thực phẩm tích hợp đầy đủ các khoáng chất quý giá như magie, sắt và kẽm. Magie giúp điều hoà hoạt động của các enzyme và giảm căng thẳng, lo âu ở thần kinh. Trong khi sắt lại cực kỳ quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu, giúp nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Cuối cùng là kẽm, đóng vai trò cải thiện sức khỏe da và tóc nhờ khả năng chữa lành vết thương, mụn và điều hoà sản xuất bã nhờn.

3/ Chất xơ

Theo nghiên cứu, trong 100gr gạo lứt nảy mầm có thể chứa từ 3 - 4 gr chất xơ. Chất xơ trong loại gạo này chủ yếu tồn tại dưới dạng không hoà tan, có tác dụng chính trong công cuộc cải thiện nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
Các thành phần chính trong hạt gạo lứt nảy mầm

Các lợi ích nổi bật có trong gạo lứt nảy mầm

1/ Hỗ trợ tiêu hoá

Gạo lứt nảy mầm mang đến một giải pháp tự nhiên tuyệt vời để cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Với hàm lượng chất xơ phong phú, loại gạo này giúp thúc đẩy xây dựng hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Chất xơ không chỉ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn mà còn hỗ trợ việc bài tiết, giảm tình trạng táo bón. 
Ngoài ra, trong quá trình nảy mầm, gạo lứt nảy mầm đã thúc đẩy gia tăng enzym tiêu hoá tự nhiên có trong gạo, giúp thành ruột dễ dàng hấp thụ dưỡng chất hơn.

2/ Kiểm soát cân nặng an toàn, dài lâu

Gạo lứt nảy mầm cũng là một trợ thủ tuyệt vời trong việc kiểm soát cân nặng. Không ít chị em phụ nữ trong quá trình giữ dáng, giảm cân đã cảm thấy stress nặng nề vì tìm kiếm thực phẩm cung cấp tinh bột lành mạnh, no lâu. 
Nhưng với gạo lứt nảy mầm, nay bạn đã có thêm một cái tên trong danh sách thực phẩm nên ăn. Nhờ vào hàm lượng protein cao và chất xơ dồi dào, gạo lứt nảy mầm giúp bạn duy trì cảm giác no lâu hơn, đồng thời cung cấp năng lượng cần thiết cho cuộc sống năng động hàng ngày.
Hơn nữa, việc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt nảy mầm trong chế độ ăn uống có thể làm giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Đồng nghĩa bạn có thể ăn uống thoải mái hơn nhưng không làm tăng lượng calo quá nhiều và hạn chế tình trạng tích mỡ.

3/ Tim mạch ổn định

Lignans là một thành phần ít nhắc đến trong bảng dinh dưỡng của gạo lứt nảy mầm, thế nhưng chúng lại rất có ích trong việc giảm độ cứng động mạch. Ngoài ra, lượng chất xơ cao trong gạo lứt mầm còn giúp đẩy lùi cholesterol xấu trong máu. Nhờ đó có thể ngăn ngừa đột quỵ, tắt mạch…
3 lợi ích nổi bật của gạo lứt nảy mầm
Xem thêm: Vì sao bạn nên sử dụng các sản phẩm từ gạo lứt?

So sánh gạo lứt nảy mầm với gạo trắng

1/ Về dinh dưỡng

Gạo trắng là nguồn cung cấp tinh bột chính trong bữa cơm của gia đình Việt. Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi so sánh gạo lứt nảy mầm với gạo trắng. 
Tuy cả hai đều là tinh bột quan trọng trong chế độ ăn uống, nhưng thực sự có nhiều khác biệt về mặt dinh dưỡng. Gạo trắng, sau khi qua quá trình xay xát đã mất đi nhiều chất dinh dưỡng quý giá, điển hình là lớp vỏ cám bên ngoài chứa lượng chất xơ lớn mà cơ thể cần. Ngược lại, gạo lứt nảy mầm vẫn giữ lại phần lớn các vitamin và khoáng chất, mang lại một bữa ăn đầy đủ hơn cho bạn và gia đình.
Nhìn một cách tổng quát, gạo lứt nảy mầm cung cấp nhiều protein, chất xơ và các vitamin nhóm B hơn gạo trắng. Điều này có nghĩa là khi bạn lựa chọn gạo lứt nảy mầm, bạn đang lựa chọn một phương thức bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho mình.

2/ Tác dụng với sức khỏe

Gạo lứt nảy mầm có chỉ số đường trong máu thấp, có lợi với người đang ăn kiêng và tiểu đường. Đây là một lợi ích không thể xem nhẹ vì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở nước ta nay đã trẻ hoá về độ tuổi. 
Gạo trắng có chỉ số đường huyết cao gấp 2 lần gạo lứt nảy mầm. Dễ làm tăng lượng đường đột ngột trong máu. Đây là lý do khiến người tiểu đường giảm khẩu phần tinh bột khi ăn gạo trắng.
Gạo lứt nảy mầm tốt hơn về mặt lý thuyết, thế nhưng gạo trắng là món ăn truyền thống của người Việt. Vì vậy, bạn hãy đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân. Nếu đã có các bệnh nền, chọn gạo lứt nảy mầm là quyết định đúng đắn. Còn nấu những bữa cơm thân mật cho gia đình, gạo trắng với giá thành phải chăng hơn là lựa chọn phù hợp. Tuỳ vào mục đích hiện tại để đưa ra lựa chọn cho mình nhé.
Bảng so sánh gạo lứt nảy mầm và gạo trắng

Gạo lứt nảy mầm trong chế độ ăn chay

1/ Lợi ích dành cho người ăn chay

Gạo lứt nảy mầm chứa nhiều axit amin thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ bắp và duy trì sức bền. Đây là lợi ích mà bất kỳ người ăn chay nào cũng cần. Ăn chay tốt cho môi trường và sức khỏe, nhưng năng lượng làm việc và tham gia các hoạt động thường ngày cũng rất quan trọng. Nếu tiêu thụ thực phẩm ít năng lượng có thể khiến người ăn chay nhanh chóng quay lại với bữa ăn thông thường có thêm đạm động vật, chất béo công nghiệp…

2/ Lời khuyên

Khi đưa gạo lứt nảy mầm vào chế độ ăn hàng ngày, bạn phải đảm bảo gạo lứt đã nảy mầm an toàn với sức khỏe. Với gạo lứt nhiễm hoá chất hoặc canh tác với lượng thuốc trừ sâu lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau khi nảy mầm. Việc chọn lựa nguồn gạo còn quan trọng hơn cả cách thực hiện. Nếu không có nhiều thời gian để làm gạo lứt nảy mầm, bạn có thể chọn các món ăn được làm từ nguyên liệu này ở các địa chỉ uy tín, chuyên sản phẩm lành mạnh và thực dưỡng.
Ngoài ra, “bánh mầm năng lượng Lý Phong” là gợi ý bạn có thể chọn để bổ sung dinh dưỡng gạo lứt nảy mầm. Đây là 1 trong hơn 10 loại ngũ cốc nguyên cám có trong bánh. Để đạt được các lợi ích mà gạo lứt nảy mầm cung cấp, Lý Phong đã tự tay tuyển chọn hạt gạo lứt hữu cơ, ủ lên mầm dài ngày và mang vào sản xuất bánh mầm năng lượng. Quá trình diễn ra khép kín giúp bánh giữ lại độ tươi và toàn bộ dinh dưỡng của gạo lứt nảy mầm. Chiếc bánh cuối cùng có mùi thơm nhẹ, giòn rụm và tan nhẹ trong miệng. 
Bên cạnh gạo lứt nảy mầm, bánh mầm năng lượng còn có sự kết hợp hơn 10 loại ngũ cốc khác nhau, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, đảm bảo bữa ăn phụ cũng đầy dinh dưỡng. Bạn cũng có thể ăn kèm bánh và một cốc sữa hạt cho bữa sáng. Lý Phong đã chia bánh thành những túi nhỏ, tiện lợi khi mang ra ngoài và hạn chế tình trạng yểu, mềm khi tiếp xúc với không khí. 
Bánh mầm năng lượng đầy dinh dưỡng của Lý Phong
Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt nảy mầm đã được Lý Phong cung cấp đầy đủ trong bài viết. Để bảo vệ sức khoẻ và ngăn ngừa các bệnh về đường huyết, tim mach… Lý Phong khuyên bạn nên bổ sung gạo lứt nảy mầm trong bữa ăn hàng ngày từ 2 -3 lần/tuần. Để đặt hàng bánh mầm năng lượng sỉ và lẻ hay liên hệ hotline 093.2186.600 và email sales@lyphong.vn.
Xem thêm: Những công dụng ít ai biết của trà gạo lứt rang
Tags
Chia sẻ bài viết
Có thể bạn quan tâm
Về đầu
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng